Vào mùa hè, chúng ta thường được cảnh báo khi chỉ số tia UV tăng cao và nghe nói về các tác động của chúng đến sức khỏe và tài sản. Nhiều người luôn nghĩ rằng ở trong nhà thì sẽ không bị ảnh hưởng bởi tia UV, nhưng thực tế không phải vậy. Theo các nghiên cứu, tia UV có thể xuyên qua hầu hết các loại kính. Vì vậy, để lựa chọn được loại cửa phù hợp, nhiều người muốn biết cửa kính có chống tia UV không. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin về khả năng chống tia UV của cửa kính và chia sẻ các giải pháp chống tia UV hiệu quả.
Tìm hiểu tia UV là gì?
Tia UV, hay tia cực tím (Ultraviolet) là 1 loại sóng điện từ được Mặt Trời phát ra, loại sóng này có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn tia X. Dựa trên bước sóng, tia UV được chia thành ba loại chính:
- UVA (320–400 nm): Chiếm khoảng 95% lượng tia UV đến Trái Đất. Tia UVA là tia UV có bước sóng dài nhất, có thể xuyên qua tầng Ozone và ít có hại nhất đối với sức khỏe. Tuy nhiên, tia UVA vẫn có thể thâm nhập sâu vào da, gây lão hóa sớm và tăng nguy cơ ung thư da.
- UVB (290–320 nm): Tia UVB không thể xuyên qua tầng Ozone hoàn toàn nhưng vẫn đến được bề mặt Trái Đất, và chiếm khoảng 5% lượng tia UV đến Trái Đất. Tia UVB là tác nhân chính gây cháy nắng, tổn thương DNA và là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư da.
- UVC (100–290 nm): Tia UVC có năng lượng cao nhất và gây hại nhất, nhưng hầu hết đều bị tầng Ozone và khí quyển hấp thụ, không đến được bề mặt Trái Đất.
Mặc dù tia UV có thể gây hại cho con người và tài sản, nhưng chúng cũng có lợi ích vô cùng quan trọng như kích thích sản xuất vitamin D và được sử dụng trong khử trùng. Tuy nhiên, việc tiếp xúc quá mức với tia UV mà không có biện pháp bảo vệ có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Tia UV có xuyên qua kính không?
Tia UVA có khả năng xuyên qua hầu hết các loại kính, chỉ có một vài loại kính có thiết kế đặc biệt như Low-E, kính dán an toàn, kính hộp mới có thể ngăn chặn được 1 phần tia UV xuyên qua.
Tia UVB không thể xuyên qua kính. Những loại kính hiện nay có thể chặn gần như hoàn toàn tia UVB.
Cửa kính có chống được tia UV không?
Cửa kính thông thường sẽ không thể chống được tia UV, do tia UVA có thể xuyên qua. Tuy nhiên, các loại cửa sử dụng kính có thiết kế đặc biệt vẫn có thể chống được tia UV.
Các loại kính chống tia UV phổ biến:
- Kính Low-E: Là loại kính được phủ một lớp kim loại mỏng, trong suốt lên trên bề mặt giúp phản xạ nhiệt và ngăn chặn tới 95% tia UV, đồng thời vẫn cho phép ánh sáng tự nhiên đi qua.
- Kính dán an toàn: Được cấu tạo từ hai lớp kính liên kết bởi màng phim PVB, giúp ngăn chặn tới 99% tia UV và tăng cường độ bền, an toàn.
- Kính hộp: Bao gồm hai hoặc nhiều lớp kính với khoảng không khí hoặc khí trơ ở giữa, giúp cách nhiệt và ngăn tia chặn tới hơn 75% tia UV.
Tham khảo : Báo giá các loại cửa kính cường lực được sử dụng phổ biến hiện nay
Một vài biện pháp tăng cường hiệu quả chống tia UV cho cửa kính
Để tăng cường hiệu quả chống tia UV cho cửa kính, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Dán phim cách nhiệt chống UV: Lớp phim cách nhiệt không chỉ giúp giảm nhiệt độ mà còn ngăn chặn đến 99% tia UV xuyên qua kính.
- Sử dụng rèm cửa hoặc màn che: có thể giảm bớt ánh nắng trực tiếp và hạn chế tia UV vào nhà. Chọn rèm có chất liệu dày và màu sắc tối sẽ tăng khả năng chống nắng.
- Sơn cách nhiệt trên cửa kính cường lực: không chỉ giúp giảm bớt nhiệt độ trong nhà mà còn giúp ngăn chặn đến 99% tia UV.
- Trồng cây xanh hoặc lắp đặt tấm che ngoài trời: giúp giảm cường độ ánh nắng trực tiếp và hạn chế tia UV tiếp xúc với cửa kính.
Áp dụng các biện pháp trên sẽ giúp tăng cường hiệu quả chống tia UV cho cửa kính và giảm thiểu tác hại của tia UV đối với không gian sống của bạn.
Như vậy, không phải cửa kính nào cũng chống được tia UV, vì vậy lựa chọn cửa kính có khả năng chống tia UV là cần thiết để bảo vệ sức khỏe và tài sản trong nhà. Ngoài ra, việc kết hợp các biện pháp bảo vệ khác như dán phim cách nhiệt chống UV, sử dụng rèm cửa, trồng cây xanh sẽ giúp tăng cường hiệu quả chống tia UV của cửa kính. Hãy luôn chú trọng đến việc bảo vệ sức khỏe và tài sản khỏi những tác hại tiềm ẩn của tia UV trong ánh sáng mặt trời.